Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đóng vai trò hết sức quan trọng trong thời kỳ mang thai, không chỉ để mẹ bầu có sức khỏe tốt mà còn giúp thai nhi phát triển bình thường và toàn diện.
Trong suốt hơn 9 tháng trong bụng mẹ, thai nhi sống và phát triển dựa vào nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ mẹ truyền cho. Bởi vậy, mẹ có đủ chất dinh dưỡng thì con cũng mới khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Năng lượng trung bình cần cho một phụ nữ là 2.200 kcal/ ngày, khi mang thai ở 3 tháng giữa, lượng năng lượng cần tăng lên thêm 360kcal/ ngày. Trong 3 tháng cuối là thời điểm tăng tốc cho sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần thêm 475kcal/ ngày, đảm bảo năng lượng để con lớn và tăng cân trong thời điểm cuối của thai kỳ. Tương ứng với lượng năng lượng nạp vào cơ thể, tốc độ tăng cân tương ứng của thai nhi mà ở mức 0,4 kg/ tuần trong 4 tháng giữa và ở 3 tháng cuối thai kỳ, đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai tăng 0,5kg/tuần đối với phụ nữ có cân nặng thấp và 0,3kg/tuần đối với phụ nữ thừa cân.
Các chất dinh dưỡng chính cần được bổ sung hợp lý qua các bữa ăn như chất đạm giúp xây dựng bào thai, nhau thai, mô cơ thể mẹ, hay chất béo để xây dựng màng tế bào, hệ thống thần kinh cho thai nhi, cung cấp năng lượng và giúp hấp thụ các vitamin trong dầu cho mẹ.
Một số khoáng chất, vitamin không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kỳ cần được bổ sung đầy đủ, đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Canxi cần cho sự hình thành bộ xương và tạo răng cho thai nhi. Mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi. Định mức canxi dành cho mẹ bầu cần bổ sung là 300mg/ngày đạt 1000mg/ ngày
Acid folic cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Acid folic có nhiều trong các loại rau có lá, bắp cải, măng tây, bông cải xanh và trắng, cam, chuối, thận, trứng. Phụ nữ có bầu cần lượng axit folic cao hơn người bình thường là 600 μg /ngày. Ngoài bổ sung qua đường ăn uống, mẹ bầu có thể sử dụng viên uống acid folic. Bổ sung Acid folic cần thực hiện sớm khi phát hiện có thai và liên tục đến tuần thứ 12. Nếu không cung cấp đủ axit folic mẹ bầu dễ bị thiếu máu dinh dưỡng đại hồng cầu, gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Vitamin A giúp cho sự phát triển của thai nhi và tăng sức đề kháng cho mẹ. Mẹ bầu cần bổ sung đủ 800 μg/ngày vitamin A, và không nên bổ sung quá mức này dễ dẫn đến quái thai. Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi, photpho, cùng cấu tạo hình thành xương cho thai nhi. Việc không cung cấp đủ vitamin D khiến trẻ bị nhuyễn xương, co giật do hạ canxi máu, loãng xương sớm...Mẹ bầu có thể hấp thu vitamin D bằng cách tổng hợp trong da dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời vào buổi sáng
Vitamin B1 có trong gạo không xay quá trắng, hạt đậu, thịt heo, các loại sản phẩm từ nấm mốc, men hợp vệ sinh, một số loại cá. Phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ vitamin B1 để phòng ngừa bệnh tê phù trong và sau quá trình mang thai.
Yến sào bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bà bầu
Khi mang thai mẹ bầu thường quan tâm nhất chính là ăn uống, luôn tìm những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng an toàn từ thiên nhiên. Yến sào chính là một lựa chọn sáng suốt cho bà bầu khi bản thân nó chứa nhiều dinh dưỡng mà không loại thực phẩm nào có thể thay thế được.
Các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng, yến sào chứa hơn 50% Protein, 18 loại Acid amin, hơn 31 nguyên tố, khoáng chất vi lượng phục vụ tốt nhu cầu dinh dưỡng của mọi đối tượng trong đó có bà bầu.
Trong đó, số liệu của Trung tâm Công nghệ sinh học (Đại học Thủy sản) cho biết 18 Acid amin trong yến bao gồm: Acid Aspartic, Threonine, Serine, Acid Glutamic, Proline, Glycine, Leucine, Alananine, Valine, Methionine, Isoleucine, Tyrocine, Phenylanine, Lycine, Histidine, Arginine, Cystine, Acid Sialic.
Ngoài ra, nghiên cứu của TS. Nguyễn Quang Phách – Nhà yến học đầu tiên tại Việt Nam chỉ ra rằng, Yến sào chứa 31 nguyên tố, có nhiều Canxi, sắt, Mangan, kẽm,…. Tốt cho đối tượng phụ nữ mang thai. Cụ thể:
1. Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kì
Thành phần của Yến sào có nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng chất đạm rất cao cùng với nhiều axit amin, các vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
Bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, tăng sức đề kháng, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa giúp ăn ngon hơn, hệ hô hấp, hệ thần kinh…
Đặc biệt với mẹ bầu, Yến sào cung cấp 18 axit amin và nhiều protein, với các chất khoáng như Mg, Sắt, Kẽm… là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và thai nhi.
Omega 3, DHA giúp bé phát triển trí não, tăng cường thị giác, đây là những chất mà cơ thể không tự sản sinh được hoặc khó tự sản sinh được.
Axit N-axetylueuraminic giúp não hình thành và phát triển hoàn hảo, bé thông minh vượt trội và nhanh nhẹn hơn. Hàm lượng Axit N-axetylueuraminic có trong yến sào cao gấp 178 lần so với trứng, 200 lần so với mật ong, 400 lần so với sữa.
Canxi và sắt giúp hình thành khung xương cứng cáp, chắc khỏe, tiền đề cho sự phát triển sau này của con trẻ.
Trytophan có trong yến sào giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển cân bằng.
2. Yến sào tăng sức đề kháng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và toàn diện
Theo đề tài “Nghiên cứu chất hoạt tính sinh học trong tổ yến” của PTS. Ngô Thị Kim năm 1996, yến sào chứa thành phần Glucosamine, Trytophan có hiệu quả tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân xấu từ môi trường.
Yến sào được sử dụng để tăng cường đề kháng cho cả mẹ bầu và thai nhi. Từ đó tránh được các loại virus, vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm, giúp cả mẹ và bé đều được an toàn.
Theo nghiên cứu của giới khoa học, những người mẹ khi mang thai được ăn yến thì em bé sinh ra khỏe mạnh, không mắc các bệnh về phổi, cơ quan hô hấp và tiêu hóa.
3. Làm giảm một số triệu chứng của thai nghén
Trong những tháng đầu của thai kì, hầu hết phụ nữ đều mắc phải các triệu chứng thai nghén như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém. Ăn yến sào có tác dụng đánh bay các triệu chứng đó, kích thích ăn ngon, ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, axit amin Tryptophan có trong yến sào giúp chống lại trầm cảm, làm tăng hưng phấn, giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi cho bà bầu khi mang thai. Đồng thời thúc đẩy quá trình cơ thể hồi phục sau sinh cho người mẹ. Đó cũng là một tiền chất của serotonin và melatonin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ và giúp cân bằng chất nitrogen cho mẹ bầu.
Ngoài ra, Các axit amin Glycine có trong yến sào làm giảm nguy cơ tiền sản giật- một căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở bà bầu. Nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi cũng được giảm đi, giúp trẻ phát triển thông minh hơn.
4.Tổ yến sào có tác dụng làm đẹp da
Một trong những vấn đề khiến nhiều người lo lắng sau khi mang bầu đó chính là sự giảm sút về cả sức khỏe lẫn nhan sắc. Tuy nhiên, khi dùng yến sào, thực phẩm này sẽ cung cấp chất Threonine hình thành nên elastin và collagen giúp bà bầu ngăn ngừa tình trạng rạn da hiệu quả, ngăn ngừa lão hóa, duy trì cho bạn làn da tươi trẻ, hạn chế nám da, tàn nhang, đem lại vẻ đẹp thanh xuân còn mãi với chị em.
Liều lượng và cách dùng Yến sào cho mẹ bầu
Liều lượng: 3 gam Yến sào cho một lần dùng.
Ăn yến 3 lần trong tuần hoặc dùng cách ngày.
Nên chưng với 1 lượng nhỏ đường phèn để tránh tiểu đường thai kỳ. Có thể chưng yến với các nguyên liệu khác như nhãn nhục, hạt sen, táo tàu, hồng hoa, cúc hoa, lá dứa để đa dạng vị.
Tránh chưng yến với nhân sâm, đông trùng hạ thảo và câu kỷ tử vì các nguyên liệu này chống chỉ định cho thai phụ. Riêng saffron có thể dùng từ cuối tháng thứ tư của thai kỳ nhưng với liều lượng hạn chế: 5 sợi/ngày.
Dùng vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ (lúc bụng đói) để các chất dinh dưỡng trong yến được hấp thu tối đa.
Bổ sung đầy đủ vitamin C (như uống nước cam) để cơ thể có môi trường hấp thu chất sắt từ yến sào một cách hiệu quả nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét